Giảm tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam

Vấn đề Thất nghiệp: Nguyên nhân & Giải pháp 


Nguyên nhân 1 - Thiếu người tạo ra việc làm

Nguyên nhân đầu tiên là Việt Nam quá thiếu người có tham vọng làm chủ để tạo việc làm cho xã hội.
Hầu như không thấy ở trường học nào, người ta đào tạo người làm chủ. 
Những tấm gương sáng được nêu danh ở các trường là các chính trị gia, những người đi làm cho nước ngoài hưởng lương ngàn đô. 
Ở nhà thường các bậc cha mẹ dạy và mong con có cuộc sống và công việc ổn định, thu nhập thấp tí cũng được nhưng đảm bảo an toàn. 
Đương nhiên, điều đó không xấu nhưng ...
Ai cũng đi làm thuê mà không ai làm chủ thì sao? Thì nước ngoài sẽ làm chủ ...

Chỉ số Tỷ lệ thất nghiệp luôn là chỉ số quan trọng đánh giá năng lực điều hành kinh tế của CP Hoa Kỳ
ở Việt Nam thì chỉ số đó không được nhấn mạnh đủ nhiều và nghiêm túc
Khi nước ngoài làm chủ thì sao? Thì dân ta bị phụ thuộc ...
Khi nước ngoài làm chủ mà họ không mở thêm việc làm thì sao? Thì dân ta thất nghiệp ...
Tôi nhớ đã từng đọc ở đâu đó rằng, hiệu trưởng trường Hardvard - Hoa Kỳ - phát biểu rằng: "Hardvard đào tạo người tạo ra việc làm chứ không phải đào tạo người tìm việc làm"

Giải pháp 1 - Đào tạo ra người có khả năng làm chủ doanh nghiệp (dài hạn)

Tôi luôn hỏi: "Ở Việt Nam, trường nào có mục tiêu đào tạo là tạo những người tạo ra việc làm?"

Nguyên nhân 2 - Sinh viên học và nghiên cứu các chủ đề không gắn liền với các vấn đề bức xúc của kinh tế - xã hội 

Vấn nạn học chay, học thuần lý thuyết ở các trường cao đẳng, đại học Việt Nam mới chỉ là bề nổi của chất lượng giáo dục sau phổ thông. Vấn đề lớn phía sau đó là sinh viên không thể gắn lý thuyết được học với vấn đề thực tiễn cuộc sống đặt ra.

Tại sao lại như vậy?

  • Thầy cô giáo không "thật sự đòi hỏi" sinh viên phải chọn đề tài nghiên cứu là vấn đề thực tiễn. Phần lớn các đề tài sinh viên chọn là đề tài có sẵn các báo cáo, nghiên cứu trước đó để "xào nấu", sao chép lại. 
  • Nếu có đề tài thực tiễn, thì sinh viên cũng "khó có điều kiện tiếp cận". Do lịch học không cho phép sinh viên về địa phương vài tuần đến vài tháng để có những nghiên cứu nghiên túc. Nên phần lớn số liệu có được là số liệu thống kê "1 chiều"
  • Sinh viên muốn chọn đề tài thực tiễn cũng khó. Do học tập trung ở các thành phố lớn, trong khi vấn đề ở thành phố lớn thì nhiều người nghiên cứu rồi. Vấn đề ở các địa phương, ít người nghiên cứu thì sinh viên lại không tiếp cận thường xuyên nên không nhận ra. Cách tổ chức đào tạo tập trung về thành phố lớn, tạo điều kiện dễ dàng cho giảng viên và quản lý trường học nhưng lại đẩy sinh viên xa rời thực tiễn các vấn đề của cuộc sống nơi địa phương của họ. 

Giải pháp 2 - Di chuyển đại học về các địa phương (dài hạn)

Giáo dục bậc cao đẳng, đại học phải gắn liền với nơi sinh viên sinh sống hoặc chọn làm việc trong tương lai. Để những năm học đại học là những năm trải nghiệm cuộc sống thật sự, sống trong những đề tài mình sẽ giải quyết trong tương lai. Làm được thế mới khai thác được thời gian vàng tuổi trẻ của sinh viên. Đồng thời nâng cao tính thực tế của chương trình đào tạo.

Nguyên nhân 3 - Chưa có ngành kinh tế đầu tàu

Chúng ta nghe rất nhiều đến các ngành kinh tế mũi nhọn. Nhưng nếu thống kê lại, chúng ta sẽ thấy dường như ngành nào cũng được kêu gọi là ngành mũi nhọn.
Chúng tôi vẫn trêu đùa: "Nền kinh tế chúng ta là nền kinh tế quả mít"
Giải pháp chung chung là: Phát triển 1 ngành làm đầu tầu.
Câu hỏi tiếp: đó là ngành gì? tại sao chọn nó làm đầu tàu
Chúng ta trả lời các câu hỏi sau đây trước khi chọn ngành kinh tế đầu tàu:

  • Điểm yếu của Việt Nam là gì? Vốn ít, nhân lực yếu kém do lịch sử xuất phát điểm thấp và ngành giáo dục yếu. Khoa học công nghệ chậm phát triển. Thái độ lao động không chuyên nghiệp. 
  • Điểm mạnh của Việt Nam là gì? Thiên nhiên phong phú, đa dạng (từ biển đảo đến núi rừng, từ khí hậu cận ôn đới đến khí hậu nhiệt đới, từ đồng bằng đến miền núi ...), đa dân tộc, đa văn hóa, đứng ở vị trí địa lý là giao điểm các tuyến đường khu vực Đông Nam Á. 
  • Điểm đặc biệt khác biệt của Việt Nam là gì? Chính là điều kiện địa lý, thiên nhiên.
  • Ngành kinh tế khai thác được điểm mạnh, điểm độc đáo trên có khả năng dẫn dắt các ngành khác, tạo việc làm hay không? Nghĩa là nó có phải thực sự là đầu tàu không?

Để phân tích lý do lựa chọn ngành đầu tàu có lẽ cần 1 luận văn dày trăm trang với các cơ sở khoa học chính xác. Trong phạm vi bài viết này, tôi nêu ra kết luận đã được nhiều nhà quản trị chiến lược đề xuất: 

Giải pháp 3 - Phát triển ngành kinh tế du lịch (trung hạn)

Phát triển ngành du lịch tạo được nhiều giá trị to lớn: xuất khẩu dịch vụ tại chỗ, xuất khẩu hàng hóa tại chỗ (do khách du lịch mua về), thúc đẩy giao lưu văn hóa, phát triển giáo dục, tạo cơ hội giao thương và đầu tư quốc tế đến Việt Nam .... Ngành du lịch thật sự hấp dẫn và đủ cơ hội để phát triển tại Việt Nam.... nhưng rất tiếc nó vẫn chưa được quan tâm phát triển đúng tầm tiềm năng của nó

Giải pháp 4 - Phát triển đội ngũ Doanh nhân Nông nghiệp (trung hạn) <đang viết tiếp>

Giải pháp 5 - Xuất khẩu lao động (ngắn hạn) <đang viết tiếp>


Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.